Công dụng của nhân sâm bạn cần biết

Đặc tính của y học cổ truyền nghiên cứu về bản chất của Âm và Dương (lạnh, mát, ấm và nóng) và vị của nó (ngọt, cay, mặn, chua, và đắng). Mỗi vị có thể được chia theo bản chất và đặc tính. Ví dụ, vị ngọt có thể làm gia tăng tuần hoàn máu và tăng cường sinh lực.

Đặc tính mà sâm có được là nhờ vào môi trường mà nó mọc, vậy nên sâm ở các khu vực khác nhau cũng lại có tác dụng khác nhau. Sâm hoang dã thường mọc ở sườn núi với độ cao từ 500 đến 1.100 mét. Vì mang sinh khí của núi trời nên có thể làm cho cơ thể con người kiện tráng như núi cao vững chãi.

Nhân sâm tươi thực phẩm Hàn Quốc

Sâm có một chút tính hàn nhưng sâm mọc trên sườn núi, tức là ở bên mặt Dương của núi, vì thế sâm cũng có một chút tính Dương. Thêm vào đó, sâm cũng mang tính ngọt, và vì thế sâm có phần tính Dương của ngọt.

Trong số các bộ phận nội tạng của chúng ta, lá lách và bụng thuộc về tính Thổ, mà theo Đông Y là gốc của năng lượng. Vì thế, phần Dương của tính ngọt trong sâm có thể củng cố tính Dương của lá lách và bụng, theo đó mang năng lượng đến khắp toàn thân.

Những tác dụng của nhân sâm mà con người này nay biết được

  • Điều hòa cơ thể, tăng cường sinh lực, tiêu trừ độc tố và giảm căng thẳng.
  • Điều hòa khí huyết cho cả cả người huyết áp thấp và cao, tăng cường sinh lực những người bị mệt mỏi.
  • Cải thiện rõ nét về tinh thần và trí nhớ, tăng cường sức khỏe, và cải thiện hệ thống miễn dịch.
  • Có thể điều hòa lượng đường trong máu trong bệnh tiểu đường type 2,
  • Chữa chứng mất ngủ và khó thở, chẳng hạn như thở khò khè, ho dai dẳng.
  • Một loại thuốc bổ, tăng cường tim, lá lách, gan, phổi, thận và tuyến tụy, từ đó cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
  • Kích thích tình dục cho cả nam và nữ, và giúp giảm bớt triệu chứng của rối loạn chức năng cương dương ở một số nam giới.

Tác dụng phụ của nhân sâm

Nhân sâm là loại dược liệu quý chứa nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe và được sử dụng nhiều tuy nhiên, khi sử dụng tác dụng phụ của nhân sâm là không thể tránh khỏi. Các tác hại của nhân sâm thường xuất hiện khi dùng dài ngày với liều cao do đó người dùng cần tuyệt đối cảnh giác để bảo vệ sức khỏe.

Khi sử dụng sâm quá liều, các tác dụng không mong muốn có thể tìm đến và làm phiền bệnh nhân.

  • Người dùng mất ngủ;
  • Có triệu chứng buồn nôn; đau đầu
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Tăng nhịp tim và tăng huyết áp
  • Khả năng sảy thai
  • Hạ đường huyết, viêm mạch máu
  • Khả năng viêm mạch máu não khi dùng quá liều
  • Ức chế quá trình đông máu

Dược chất của nhân sâm làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp của người dùng. Đặc biệt, những dược chất này còn có thể làm bệnh tim thêm trầm trọng ở những người có bệnh lý về tim. Do vậy, người có tiền sử cao huyết áp và các bệnh lý về tim không nên sử dụng sâm, nếu có sử dụng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Nhân sâm tươi Hàn Quốc 3 củ/kg

Tuy là dược liệu quý, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe người dùng, thế nhưng đây lại là thảo dược không an toàn cho trẻ nhỏ. Thậm chí, phụ nữ mang thai nếu sử dụng sâm có thể khiến sảy thai hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh. Những phụ nữ đang cho con bú nếu dùng sâm có thể khiến em bé bị ngộ độc. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng sâm, tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Khi dùng sâm quá liều có thể khiến đường huyết giảm, khiến cơ thể mệt mỏi. Ở bệnh nhân tiểu đường trong quá trình điều trị nếu dùng sâm quá liều có thể khiến đường trong máu giảm, gây tác dụng phụ không mong muốn.

Đặc biệt việc sử dụng sâm liều cao có thể gây viêm mạch máu não. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, đau nhức đầu ở người dùng…

Ngoài các tác dụng phụ trên, loại dược liệu này còn đem lại tác dụng không mong muốn như:

Ức chế quá trình đông máu: Dược chất có trong sâm có tính chất tương tự như chất làm loãng máu. Từ đó khiến máu khó đông, cơ thể khó có thể cầm máu khi đứt chân, tay. Điều này gây khó khăn rất lớn cho những bệnh nhân cần phải phẫu thuật. Do đó, những bệnh nhân gặp vấn đề về máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sâm.

Nhân sâm gây dị ứng: Triệu chứng dị ứng nhân sâm thường gặp là phát ban, ngứa ngáy, khó thở. Thậm chí, nếu dị ứng nặng có thể gây tử vong.

Để hạn chế tác dụng phụ, người ta thường dùng sâm kết  hợp với nhung hươu, sữa ong chúa…

Những tác dụng phụ này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, hoặc có thể nguy hại tính mạng của người dùng. Vì thế, người dùng cần cẩn trọng khi sử dụng, tránh tác dụng phụ của sâm.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ được cấp phép trước khi dùng.

Cách chế biến nhân sâm

Nhân sâm là loại dược liệu quý với nhiều lợi ích nên được nhiều người tìm mua và sử dụng bồi bổ cũng như hỗ trợ chữa bệnh. Tuy nhiên, cách chế biến nhân sâm như thế nào cho đúng để sâm giữ được 100% dược chất tự nhiên thì không nhiều người biết. Hoa Sâm Hàn Quốc xin giới thiệu một số cách thức thông thường chế biến nhân sâm như sau.

Cách dùng nhân sâm tươi: Sâm tươi sau khi thu hái

Trước tiên, khi mua về/thu hoạch nhân sâm cần được làm sạch loại bỏ các tạp chất. Mọi người chỉ việc nhúng ngập nước, ướt đều của sâm và dùng giẻ, bàn chải đánh răng cọ rửa thân củ, rễ và các ngách nhỏ. Nếu không quá cần thiết, các bạn có thể bẻ các rễ cho tiện.

Sau đó, mang nhân sâm đến nơi mát, thoáng gió để hong khô và mang đi chế biến/hoặc bảo quản dùng dần.

Các bạn cũng có thể trữ sâm tươi trong ngăn đá tủ lạnh dùng dần, tuy nhiên, khi giã đông rồi cần dùng ngay và tránh lặp lại việc để đông đá nhiều lần dễ gây biến đổi chất, giảm công hiệu của sâm.

Cách chế biến nhân sâm khô

Nhân sâm sau khi sơ chế sạch thì bạn có thể phơi sấy khô để dùng lâu dài. Có hai cách thường dùng:

Cách một, mọi người xắt lát mỏng tùy ý phần thân củ. Phần rễ to làm tương tự như thân củ. Phần rẻ nhỏ chỉ việc cắt ngắn lại.

Cách hai, để nguyên củ hoặc chẻ dọc củ to nhỏ tùy ý. Cách này thường áp dụng với các củ tương đối nhỏ, chừng 10 củ/kg – vài chục củ/kg.

Sau đó, các bạn mang phơi dưới nắng nhẹ, thoáng gió. Hoặc dùng các máy sấy hiện đại, nhiệt độ không quá cao. Phơi sấy nhân sâm cho đến khi thấy khô dẻo là được. Khi thực hiện xong, các bạn cắt trữ trong các hũ thủy tinh, nắp kín để ngăn mát tủ lạnh, hoặc nơi mát không ánh năng trực tiếp là được.

Nhân sâm hầm với gà thường được người Hàn Quốc ăn vào mùa hè để chống chọi nắng nóng.

Cách sắc, nấu nhân sâm tại nhà

  • Sắc uống;
  • Pha trà;
  • Tán bột hãm với nước sôi.

Cách sắc/nấu nước nhân sâm thái lát:  Dùng 5 – 10g sâm thái lát sắc với 1lit nước. Tiếp đến, thêm 20 – 30g đường vào hòa tan và đun sôi 15p. Sau đó chia thành nhiều phần uống trong ngày, phần cái để lại để ăn cùng. Với các trường hợp đặc biệt có thể dùng 30 – 60g sâm sắc nước và sử dụng hết trong một lần.

Hướng dẫn pha trà nhân sâm:  Thái sâm thành những lát mỏng, mỗi lần sử dụng 1 – 2g sâm là hợp lý. Tiếp đến, cho phần sâm đã chuẩn bị vào ấm pha trà và thêm nước sôi vào. Sau khi hãm chừng 5 phút là bạn có thể đem trà sâm ra uống. Với 2g sâm có thể hãm lại 2 – 3 lần cho tới khi nước sâm nhạt màu.

Sâm tán bột cũng có thể dùng pha trà như loại sâm thái lát. Lấy 1 – 2g bột sâm tán mịn cho nước sôi vào và hãm trong 3 – 5 phút, khi nước đã ngấm sâm thì có thể đem ra sử dụng. Mọi người có thể sử dụng bột sâm để hãm trà uống hàng ngày

Nhân sâm ngâm rượu (sâm độc vị)

Công dụng của rượu nhân sâm là tăng cường sinh lực, cải thiện sinh lý nam được phái mạnh đặc biệt ưu thích. Cách làm độc sâm tửu đơn giản như sau:

40g sâm thái lát; 1 lít rượu trắng; bình thủy tinh có nắp kín để ngâm rượu. Sau đó, ngâm sâm với lượng rượu này trong khoảng 7 ngày trở lên là uống được. Người dùng nên uống trước các bữa ăn sáng hoặc trưa. Các bữa tối bữa tối nên hạn chế nếu bạn không có nhu cầu sinh hoạt tình dục, và khó ngủ.

Sau khi uống hết phần rượu đó, bạn lại tiếp tục ngâm 2 lần như vậy, mỗi lần 0,5 lít rượu. Sau đó sử dụng hằng ngày để đem lại hiệu quả mong muốn.

Cách làm bình rượu nhân sâm phong thủy

Bình ngâm rượu sâm từ lâu đã không còn xa lạ với các gia đình người Việt. Một chén rượu ngon là cầu nối gắn kết con người ta đến gần nhau hơn và duy trì phong thủy cho gia chủ. Vậy nên có bình rượu sâm như ý rất quan trọng. Hãy thử làm theo hướng dẫn sau.

  • Chọn bình ngâm: nên chọn các bình lớn hình trụ, hoặc bầu ở trên cho ngôi nhà rộng khang trang. Bình bằng thủy tinh, trong và không bị rạn nứt.
  • Rượu sạch, làm từ ngũ cốc, khoảng 45 độ tùy ý.
  • Nhâm sâm tươi sơ chế sạch và để khô ráo. Tuyệt đối không để lại các vết/kẽ của sâm có dấu hiệu nhũn thối. Ngâm trong rượu khoảng 3 phút, hoặc tráng đều khắp củ sâm nhiều lần trong vài phút để sâm được sạch hơn.
  • Tráng rượu xong bạn có thể cho ngay vào bình và vừa tạo thế cho bình rượu sâm của mình, vừa đổ rượu vào. Hoặc quí vị có thể thay đổi thao tác sao cho tạo được thế ưng ý nhất là được. Rượu đổ ngập sâm là được nhưng đừng quá ít kẻo dược liệu quá đậm đặc hoặc quá nhiều mà gây loãng (nhạt) vị sâm.
  • Sau đó, quí vị hãy đặc bình rượu sâm này ở nơi thoáng mát, tránh ánh năng những vẫn phù hợp với phong thủy của ngôi nhà. Đặt vị trí nào là tốt nhất cần hiểu bối cảnh và không gian ngôi nhà nên quí vị hãy hỏi thăm nơi người am tường phong thủy, hoặc hãy chiêm nghiệm kĩ trước khi đặt. Vì rượu là nước, tượng trưng cho tài lộc.
  • Qúi vị có thể kết hợp với những bông hoa sâm nghệ thuật để tăng tính độc đáo cho bình rượu sâm cũng như biểu đạt rằng: sâm nở hoa – tài phát lộc phát.

Uống nhân sâm như thế nào cho tốt nhất?

Nhiều người thắc mắc liều lượng dùng nhân sâm là bao nhiêu uống vào lúc nào là tốt nhất Hoa Sâm xin nêu một số cách phổ biến sau:

Cách uống nhân sâm sắc nước: Nước nhân sâm sắc có thể sử dụng uống hàng ngày thay cho trà, bã của sâm cũng có thể dùng để ăn. Liều dùng sâm khuyến cáo là từ 5 – 10g, với các trường hợp khẩn cấp có thể dùng tối đa 30g.

Cách uống độc tửu sâm: Với độc tửu sâm người dùng nên uống 1-2 lần/ngày, mỗi ngày 30 – 50ml. Rượu sâm nên uống trong các bữa ăn.

Lưu ý sử dụng nhân sâm tại nhà

  • Với người dùng khó ngủ ban đêm và không có nhu cầu sinh hoạt tình dục không nên uống.
  • Chú ý dùng quá liều, thời gian dài
  • Đang có mắc phải những căn bệnh nguy hiểm
  • Người già, trẻ em và phụ nữ có thai
  • Người khỏe mạnh không có nhu cầu bồi bổ.

AI NÊN ĂN/UỐNG NHÂN SÂM ?

  • Người có sức đề kháng kém, sức khỏe yếu;
  • Người bị tress;
  • Các quý ông sinh lý yếu;
  • Bệnh nhân mắc bệnh ung thư;
  • Những người muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường;
  • Nữ giới muốn làm đẹp da…

Những người KHÔNG NÊN ăn/uống nhân sâm gồm:

  • Người khỏe mạnh bình thường, phụ nữ mang thai;
  • Trẻ em dưới 14 tuổi;
  • Bệnh nhán táo bón;
  • Người mắc bệnh dạ dày;
  • Người đau bụng, rối loạn tiêu hóa;
  • Bệnh nhân viêm túi mật, viêm ruột, tiêu chảy;
  • Bệnh nhân viêm phế quản, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, giãn phế quản;
  • Người mắc các bệnh vảy nến, xuất tinh sớm, bệnh nhân đang dùng thuốc chống huyết khối…

Nhân sâm là rất tốt cho sức khoẻ mọi người ở mọi quốc gia, mọi văn hoá. Xa xưa, nhân sâm chỉ xuất hiện trong các gia đình quan lại quyền quý, các nhà giàu nhưng nay điều đó đã thay đổi. Nhân sâm trở lên phổ biến, dễ sử dụng và giá thành rẻ hơn. Và để sử dụng công hiệu nhất quí khách hàng hãy dùng điều độ trong liều lượng cho phép và  chọn nơi mua thật uy tín như cửa hàng HanVietfood – thực phẩm chuẩn Hàn Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CẢM ƠN QUÍ KHÁCH ĐÃ THAM QUAN VÀ MUA HÀNG. Bỏ qua